Monday, October 14, 2024
SprinGO - springocls.vn
HomeCông cụ Quản trị ứng dụngHỌC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN NHƯ THẾ NÀO...

HỌC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

HỌC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

Trong thời đại mà kiến thức tăng lên theo cấp số nhân, việc tiếp thu kiến thức đã không còn là thách thức. Điều quan trọng hơn là cách chúng ta hiểu và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống, công việc. Biết không còn đủ, hiểu chưa phải là đích đến, mà cái đích thực sự nằm ở khả năng áp dụng hiệu quả. Nhưng làm thế nào để kiến thức từ sách vở và lý thuyết trở thành công cụ đắc lực giúp bạn thành công trong thực tiễn? Câu trả lời nằm ở việc chúng ta phải học đúng cách, hiểu sâu sắc và biết linh hoạt vận dụng vào từng bối cảnh. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá bí quyết để chuyển hóa kiến thức thành hành động, tối ưu hóa giá trị mà nó mang lại trong cuộc sống và công việc.

Việc xử lý và sắp xếp kiến thức trong não bộ, nơi có hơn 80 tỷ tế bào thần kinh và khoảng 100 nghìn tỷ khớp thần kinh kết nối, thực sự là một nhiệm vụ phức tạp. Bộ não của chúng ta không chỉ đơn thuần lưu trữ thông tin mà còn phải sắp xếp, phân loại chúng một cách có hệ thống. Những người có tư duy sáng suốt luôn biết cách tổ chức kiến thức thành các “ngăn” rõ ràng, giúp họ dễ dàng tiếp cận và áp dụng khi cần. Giống như một chiếc tủ sách khổng lồ, việc bạn sắp xếp kiến thức sao cho ngăn nắp và hợp lý sẽ quyết định khả năng vận dụng hiệu quả của nó trong cuộc sống thực tế.

Để biến kiến thức từ sách vở thành công cụ hữu hiệu trong thực tế, không chỉ đòi hỏi sự học hỏi liên tục mà còn phải biết cách phân loạihiểu sâu và vận dụng đúng hoàn cảnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn học và ứng dụng kiến thức một cách hiệu quả.

HOC VA VAN DUNG KIEN THUC VAO THUC TIEN NHU THE NAO CHO HIEU QUA.jpg

HỌC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?​

Bước 1: Phân loại kiến thức

Kiến thức có thể được chia thành hai loại chính: Kiến thức phổ quát và kiến thức ngầm hiểu.

  • KIẾN THỨC RÕ RÀNG, PHỔ QUÁT: là thứ hoàn  toàn có thể được chia sẻ và dễ dàng chuyển giao bằng nền tảng nguyên lý, công cụ, khái niệm, định luật mang tính phổ quát trên diện rộng do đã được nghiên cứu và đúc kết, được ứng dụng vào thực tế và chiêm nghiệm (nghiên cứu vào kinh nghiệm chứ không chỉ là kinh nghiệm). Ví dụ: Tháp nhu cầu Maslow, Mô hình chuỗi giá trị, Thẻ điểm cân bằng BSC, Mô hình 7S, Khung năng lực ASK…
  • Có những nguyên lý sau hơn chục năm, khi đi vào thực tiễn đời sống thì những khái niệm chính yếu của nó được thừa nhận, được sử dụng phổ biến…và khá đúng trong nhiều trường hợp.
  • Có những quyển sách hoặc vở các bạn xem từ nhiều năm trước mà đến nay vẫn không bị lỗi thời, đó là kiến thức phổ quát. Tuy nhiên cũng sẽ có thời điểm nó không còn là chân giá trị, bởi nó không phù hợp với thực tiễn.
  • Một điểm quan trọng là: Cần hiểu đúng để vận dụng. Cần hiểu lý do tại sao nguyên lý này ra đời, nó phục vụ cho việc gì? Tác giả của nó mong muốn giải quyết vấn đề gì?
  • KIẾN THỨC NGẦM HIỂU: Hoàn toàn mang tính cá nhân, không chính thức. Điều này có thể được thể hiện trong các hành vi, hành động, thói quen, phản ứng, bản năng, giác quan, trực giác và trải nghiệm. Loại kiến thức này cũng bị ảnh hưởng bởi niềm tin và giá trị cá nhân của chúng ta, và nó có thể đúng trong bối cảnh, điều kiện này nhưng không đúng trong bối cảnh và điều kiện khác. Ví dụ: (Bạn đã từng làm ở công ty nào đó, đã nghe ai đó là KOL nói 1 câu nào đó, bạn tin nó là chân giá trị, hoặc bạn thấy người mà bạn ngưỡng mộ follow lâu nay phát biểu 1 vài câu, bạn tin là nó đúng, hoặc bạn thấy hình ảnh mình trong đó).
  • Tuy nhiên vì là trải nghiệm của người khác nên khi các bạn tiếp nhận cũng cần vận dụng vào hoàn cảnh của mình để có hiệu quả. Nhờ đọc sách hoặc các kiến thức, trải nghiệm đó, các bạn sẽ tránh được những thất bại thông thường mà nhiều người gặp phải và sẽ tìm được con đường ngắn nhất.
  • Có những loại kiến thức chỉ đúng theo điều kiện nhất định. Có những loại kiến thức đúng trong nhiều tình huống khác nhau nhưng không phải là tất cả. Lượng thông tin ngoài xã hội đang tăng với cấp số nhân. Hãy tìm cho mình những kiến thức có nguồn gốc để học tập và phát triển bản thân.

Bước 2: Hiểu rõ vấn đề trước khi áp dụng

Việc học mà không hiểu rõ có thể dẫn đến việc áp dụng sai lầm. Trước khi vận dụng bất kỳ kiến thức nào vào thực tế, bạn cần:

  • Hiểu nguyên lý cốt lõi: Hãy đặt câu hỏi “Tại sao?” cho mọi nguyên lý, mô hình mà bạn học được. Ví dụ, nếu bạn học về hệ thống lương 3P, hãy tự hỏi: “Tại sao lương lại chia thành 3 phần này? Mỗi phần nhằm mục đích gì? Khi nào thì nên áp dụng hệ thống lương 3P?”
  • Phân tích bối cảnh: Kiến thức nào cũng chỉ hữu dụng nếu được áp dụng đúng trong bối cảnh phù hợp. Điều đó có nghĩa là bạn cần xem xét hoàn cảnh hiện tại, quy mô doanh nghiệp, môi trường làm việc trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào.
  • Đừng chỉ làm theo lý thuyết một cách máy móc: Bạn cần linh hoạt điều chỉnh kiến thức cho phù hợp với thực tế. Ví dụ, mô hình 7S có thể rất tốt cho doanh nghiệp lớn, nhưng nếu áp dụng cho một startup nhỏ, bạn cần điều chỉnh để phù hợp với khả năng của tổ chức.

Bước 3: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Khi đã hiểu rõ kiến thức, bước tiếp theo là cách vận dụng nó. Đây là giai đoạn khó nhất nhưng cũng là nơi bạn có thể thấy rõ nhất kết quả của quá trình học tập. Để làm điều này hiệu quả, hãy:

  1. Thực hiện từng bước nhỏ: Đừng áp dụng mọi kiến thức cùng một lúc. Thay vào đó, hãy chọn một vấn đề cụ thể trong doanh nghiệp hoặc công việc của bạn và áp dụng một nguyên lý, mô hình vào đó trước. Sau khi thấy kết quả, bạn có thể điều chỉnh và mở rộng sang các lĩnh vực khác.
  2. Liên tục theo dõi và điều chỉnh: Khi kiến thức được đưa vào thực tế, nó có thể không mang lại hiệu quả ngay lập tức. Bạn cần theo dõi và điều chỉnh dựa trên phản hồi từ kết quả thực tế.
  3. Kết hợp kiến thức mới và cũ: Một khi đã thành thạo việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm việc kết hợp các công cụ, nguyên lý với nhau để tìm ra cách tiếp cận tối ưu nhất cho vấn đề cụ thể.

Bước 4: Rút kinh nghiệm và tiếp tục học hỏi

Sau khi vận dụng kiến thức vào thực tế, việc rút ra bài học từ những trải nghiệm đó là vô cùng quan trọng:

  • Tự đánh giá: Sau mỗi lần vận dụng kiến thức, hãy tự hỏi: Điều gì đã làm tốt? Điều gì có thể làm tốt hơn? Kết quả có đúng như mong đợi không?
  • Tham khảo người khác: Đôi khi, góc nhìn của bạn có thể bị hạn chế. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc đồng nghiệp sẽ giúp bạn có cái nhìn  toàn diện hơn.
  • Học hỏi không ngừng: Xã hội luôn thay đổi, kiến thức mới không ngừng được cập nhật. Hãy duy trì thói quen học hỏi từ sách vở, từ người khác và từ chính trải nghiệm của mình.

Kết luận

Học – Hiểu sâu – Hiểu bản chất – Vận dụng vào thực tiễn là quá trình không ngừng của sự phát triển. Thành công không chỉ đến từ việc biết nhiều, mà quan trọng hơn là bạn biết cách sử dụng những gì bạn học được vào công việc và cuộc sống. Vậy nên, hãy luôn tìm cách phát triển khả năng học hỏi, hiểu sâu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất!

ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỂ ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Biết và hiểu rõ cái mà mình biết và cái mà mình không biết để vận dụng vào thực tiễn. “Nhà bác học, đó là người biết rõ cái mà mình không biết” (Le savant, c’est celui qui sait ce qu’il ne sait pas). Châm ngôn tiếng Pháp.

Biết: Ví dụ, biết các nguyên tắc xây dựng hệ thống lương 3P, nó là cái gì? theo phương pháp luận nào? Tác giả nào viết? Tại sao họ viết ra phương pháp này? Để làm gì? Cấu trúc lương 3P ra sao? Các thành tố trong lương gồm những gì? Kỹ thuật tính  toán ra con số cụ thể.

Hiểu: Một người hiểu hệ thống lương 3P thì sẽ hiểu, lương giá trị công việc, năng lực, hiệu suất trả cho điều gì? Người hiểu sẽ giải thích được các quy tắc, các căn cứ, nguyên lý để xây dựng lương 3P, Tại sao lại trả cho điều đó? Tại sao nó có? Các dải điểm và hệ số có ý nghĩa gì? Tại sao vị trí này thấp vị trí kia cao? Giải thích được rõ ràng tất cả các vấn đề trong lương 3P và có thể mở rộng thêm bằng cách tiếp cận với các phương pháp luận khác.

Vận dụng: Là khi vận dụng vào thực tế một doanh nghiệp, ví dụ. Điều kiện áp dụng lương 3P? Lương 3P có phù hợp với doanh nghiệp này hay không? Khi triển khai nó có khó khăn gì? Các vấn đề thường gặp khi triển khai? Cách cách gỡ rối khi gặp khó khăn trong triển khai?….

Chúng ta dễ gặp người BIẾT KIẾN THỨC; nhưng người HIỂU KIẾN THỨC thì sẽ ở cấp độ cao hơn; còn người VẬN DỤNG ĐƯỢC thì phải mất nhiều công sức và chúng ta ít gặp hơn.

Đây là vấn đề băn khoăn không của riêng ai. Bản thân mình học rất nhiều, trải nghiệm rất nhiều tại các chương trình về quản trị nhân sự hay quản trị doanh nghiệp, lãnh đạo, phạm vi trong nước và quốc tế như: MBA, PHRI, SPHRI, SHRM, CEO, CPO, CMO, CFO, CCO…. Và sử dụng rất nhiều công cụ quản trị của nước ngoài như (OD-Map Organization Effectiveness), Leadership Core 360, TeamSwot, Uchida, Trait_Map, Motivation, E&Q, 7S…học từ bạn bè quốc tế cùng lĩnh vực Tư vấn – Huấn luyện Đào tạo. Và các bạn cũng vậy, chắc chắn các bạn cũng học rất nhiều.

Nhưng điều quan trọng nhất là hiểu rõ kiến thức, hiểu bản chất vấn đề để vận dụng phù hợp với thực tiễn trong từng bối cảnh khác nhau. Mỗi doanh nghiệp là một bài toán khác nhau, giải pháp nào thì cũng phải tương thích với đặc điểm công việc và năng lực triển khai. Và để vận dụng kiến thức nào, kết hợp với kiến thức nào? Công cụ nào kết hợp với công cụ nào cho doanh nghiệp đó cần có sự phân tích kỹ lưỡng, tránh sự khập khiễng, sự không tương thích….

Chúng ta như một bác sỹ đưa “phác đồ điều trị” đúng cho bệnh nhân.

Xã hội phát triển cần khả năng tư duy, khả năng tìm kiếm thông tin, biết cân nhắc đánh giá thông tin để dùng thông tin và giải quyết vấn đề. Nghĩa là chúng ta cần có tập hợp thông tin, phân tích, sắp xếp, lý giải, hệ thống hóa và thấu hiểu nó, chúng ta có thể biến nó thành tri thức kết tinh, có ích cho bản thân và xã hội.

HỌC – HIỂU SÂU SẮC – HIỂU BẢN CHẤT TỪ ĐÓ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN ĐÚNG CÁCH, ĐÚNG HƯỚNG.
Nguyễn Thị Thanh Xuân Blog

SPRINGO ĐÀO TẠO – TƯ VẤN HỆ THỐNG CHIẾN LƯỢC – QUẢN TRỊ – PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI & TỔ CHỨC.

Hotline Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp: 0969 798 944 (zalo, call…)
Hotline các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân:
 0984 394 338 (zalo, call…)

Email: hrspring.vn@gmail.com
Địa chỉ: 
KĐT Vinhome Gardenia Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Web thông tin tư vấn và dịch vụ: https://springo.vn/
Web học online video dành cho doanh nghiệp: https://springo.cls.vn/courses/2684
Web diễn đàn thông tin trao đổi: https://hrspring.vn/index.ph

Bài viết nổi bật

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
springocls.vn

Most Popular